Maserati Grecale GT: Khác biệt của người Ý
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.Đi về miền Dao: Ý nghĩa đồng hiện trên trang phục
Tới bài Khát vọng (phổ thơ Đặng Viết Lợi) nhạc sĩ lại muốn khai thác tính chân phương, cổ điển. Tiếc là hiện nay có một số ca sĩ hát nhầm lời: "Hãy sống như đời sông/Để biết yêu nguồn cội/Hãy sống như đời núi/Vươn tới những tầm cao". Ý tôi muốn nói: Sống phải như đời sông có nguồn cội, phải yêu sông, yêu suối. Chỉ cần ca sĩ thêm một dấu sắc thôi là sai ý đồ của tác giả rồi. Ở trên là đời sông thì dưới mới đi theo là đời núi chứ. Ngay hôm qua gặp gỡ văn nghệ sĩ Xuân Giáp Thìn 2024 (sáng 22.2) tại TP.HCM anh Tạ Minh Tâm hát hay lắm, tôi rất xúc động nhưng đã bị sai một từ đời sông lại thành... đời sống, nên không đúng ý đồ tác giả rồi", nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn tiếc rẻ.
Bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình khó khăn tại A Lưới
Vào buổi chiều cuối năm 2024, không khí tại Trường đại học Fulbright (Q.7, TP.HCM) rất sôi động, bởi đây là lần đầu tiên nhiều sinh viên của trường đại học quốc tế danh tiếng này được chào đón và giao lưu với ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Với các bạn trẻ, câu chuyện về ông David Dương, một thanh niên Việt kiều từng phải đi lượm ve chai ở xứ sở cờ hoa, bị người đời thương hại, thậm chí khinh bỉ… đã quyết tâm khởi nghiệp từ rác với số vốn chỉ 700 USD, rồi trở thành tỉ phú, đã truyền cảm hứng, xen lẫn sự tò mò đối với họ.Điều hành buổi giao lưu là tiến sĩ Scott Fritzen, Hiệu trưởng Trường đại học Fulbright Việt Nam. TS Scott Fritzen là một học giả về chính sách công và là nhà lãnh đạo giáo dục danh tiếng của thế giới. TS Scott tập trung nghiên cứu và giảng dạy chính sách công và cải cách khu vực công của các nước, với trọng tâm là thiết kế chính sách chống tham nhũng và quản lý chiến lược trong khu vực công. Mối liên kết sâu sắc của ông đối với Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990, thông qua học bổng Fulbright. Không phải ngẫu nhiên mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đã chọn nội dung chính trong buổi giao lưu với doanh nhân David Dương bằng một câu chủ đề hàm chứa nội dung: "Ông David Dương - Hành trình của sự khiêm nhường, kiên cường và cống hiến". Với chủ đề đó, trong không khí thân tình, cởi mở, ông David Dương đã khiêm nhường chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình kiên cường vượt qua thử thách, bắt đầu từ con số 0 để đạt được thành công lớn tại xứ người. Trong khi đó, buổi đối thoại giữa TS Scott Fritzen cùng sinh viên trường mình với ông David Dương đã nêu bật các thành tựu minh chứng sống động cho sự cống hiến của vị doanh nhân tài ba này. Trong đó, tiêu biểu nhất là cam kết của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) trong việc bảo vệ môi trường, những nỗ lực và tâm huyết trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam. Một trong những thông điệp rất thú vị tại buổi giao lưu này chính là các giá trị chung giữa Vietnam Waste Solutions và Trường đại học Fulbright Việt Nam trong việc hỗ trợ giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy. Về phát triển giáo dục, hai bên cam kết góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục và tích cực hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cộng đồng có ảnh hưởng. Về phát triển chương trình giảng dạy, Trường đại học Fulbright Việt Nam không ngừng nỗ lực làm phong phú chương trình giảng dạy với các môn học về môi trường và phát triển bền vững trong chuyên ngành phụ gồm: Kinh doanh, Chính sách và Xã hội. Chương trình này tích hợp các khía cạnh quan trọng về tính bền vững và lợi ích xã hội vào giáo dục kinh doanh và chính sách. Fulbright Việt Nam là trường đại học tích hợp phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và cách tiếp cận giáo dục khai phóng. Nhiều năm qua, Fulbright Việt Nam có các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên chăm chỉ học tập và có hoàn cảnh khó khăn. TS Scott Fritzen cho biết Trường đại học Fulbright Việt Nam chuẩn bị ra mắt chương trình học bổng tác động dành cho các sinh viên tương lai có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững và trách nhiệm xã hội. Học bổng này sẽ mở ra cơ hội để sinh viên phát triển các giải pháp đột phá và trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình."Đồng hành với nền giáo dục khai phóng của Trường đại học Fulbright Việt Nam, ông David Dương đã tích cực hỗ trợ khát vọng học tập của nhiều sinh viên thông qua các suất học bổng, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai tại Trường đại học Fulbright", TS Scott Fritzen thông tin thêm. Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, ông David Dương cho hay, Fulbright là trường đại học của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trường có những chương trình dạy học rất tốt. Để giúp sinh viên Việt Nam học được những kiến thức tốt tại trường đại học danh tiếng này nhằm phục vụ cho quê hương, chúng tôi đã đồng ý tài trợ học bổng cho Trường đại học Fulbright với mong muốn góp thêm ngân sách để nhà trường hỗ trợ cho các sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học. "Hy vọng trong tương lai, khi các bạn sinh viên ra trường sẽ đem những kiến thức tốt, những điều hay để góp phần dựng xây quê hương, trở thành những người có ích cho xã hội, cho gia đình. Sinh viên được nhận học bổng sẽ do nhà trường xét chọn", ông David Dương nói. Ông David Dương cho biết cụ thể về chương trình học bổng này: "Tôi sẽ hỗ trợ 5 triệu USD (hiện đã đóng góp 1 triệu USD) vào quỹ học bổng của trường Fulbright. 4 triệu USD còn lại sẽ đóng góp theo mô hình đối xứng. Nếu Mạnh thường quân hỗ trợ với trường bao nhiêu thì chúng tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu. Ví dụ như họ góp 500.000 USD, chúng tôi cũng góp 500.000 USD. Thậm chí họ góp 4 triệu USD, chúng tôi cũng sẽ góp ngay 4 triệu USD để học bổng đại học Fulbright có ngay 8 triệu USD. Như vậy nhà trường sẽ có gấp đôi số tiền số tiền tài trợ để giúp có thêm nhiều sinh viên được cấp học bổng. Cần nói thêm cho rõ hơn là trong số tiền 4 triệu USD học bổng mà tôi hứa sẽ thực hiện bằng mô hình đối xứng này, không thuộc tiền quyên góp từ các thành viên hội đồng của trường Fulbright. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi để kêu gọi thêm nhiều người cùng đóng góp vào quỹ học bổng của trường Đại học Fulbright". Bên cạnh học bổng, VWS luôn rộng cửa chào đón sinh viên Trường đại học Fulbright đến tham quan, học tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tái chế rác, công nghệ xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc VWS (H. Bình Chánh, TP.HCM). VWS cũng cam kết với Trường đại học Fulbright tất cả sinh viên ngành môi trường nếu ra trường chưa có việc làm đều có thể nộp hồ sơ làm việc tại công ty VWS.
Từ 7 giờ, khu vực nhà ga Bến Thành (tuyến metro số 1) đã bắt đầu đông khách. Nhiều người dân chọn nơi đây làm điểm vui chơi, trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ. Hôm nay, nhiều gia đình đến đây đông hơn, dẫn theo con nhỏ, cha mẹ lớn tuổi. Do đó, lượng khách đến ga Bến Thành mỗi lúc một đông. Đến khoảng 9 giờ 30, khu vực hành lang dẫn vào các cổng soát vé không còn chỗ đứng. Hàng dài người dân xếp hàng "rồng rắn" dài đến trăm mét bên dưới ga ngầm. Phía cổng vào F1 là nơi đông nhất, người dân xếp hàng kéo dài từ cổng soát vé và đến tận chân cầu thang lên xuống. Khoảng 15 phút, mới có thể tiến được vài bước lên trên. Phía cổng soát vé đối diện với lối xuống sảnh chờ tàu cũng đông nghẹt. Hành khách xếp hàng chật kín, san sát nhau từng chút. Hệ thống máy lạnh khu vực ga ngầm này dường như không đáp ứng đủ với số đông người dân ở đây. Đôi lúc người dân phải dùng quạt để làm mát trong lúc chờ đợi. Có nhiều người phải đợi đến 2 tiếng mới có thể bước chân lên tàu. Để không xảy ra cảnh chen lấn, như mọi lần, nhân viên nhà ga tích cực phân luồng, mở cổng cho từng tốp người xuống sảnh chờ tàu. Trong khi đó, nhiều người dân đến ga tỏ ra ái ngại, chỉ dạo một vòng bên ngoài cổng soát vé. Số khác đành ra về vì đợi quá lâu. Anh Nguyễn Minh Tâm (ngụ Q.3, TP.HCM) cho biết nhân ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 nên anh cùng vợ con tìm đến metro số 1 để thử trải nghiệm. Từ sáng Tâm đã dẫn con đi chơi nhiều nơi và đến 10 giờ lại đến ga Bến Thành để lên tàu. Ngay khi đến ga anh Tâm bất ngờ vì quá đông người, tuy nhiên, anh vẫn cùng gia đình xếp hàng chờ đợi, mong được trải nghiệm tàu trong ngày đầu năm mới. Đến hơn 11 giờ anh chỉ di chuyển được đến cầu thang, lối dẫn xuống sảnh chờ. Vì chờ đợi quá lâu, mệt mỏi nên anh cùng vợ đành ra về và hẹn ngày khác quay lại. "Tôi không nghĩ hôm nay lại đông người như vậy. Chắc tôi chờ ngày nào đó trong tuần rồi quay trở lại cho con trai đi thử tàu", anh Tâm chia sẻ. Đến khoảng 11 giờ, ở ga Bến Thành chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", lượng người đến càng lúc càng đông hơn. Trong sáng 1.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong thời gian từ 10 giờ 48 đến 22 giờ sẽ giảm thời gian giãn cách với tần suất: 8 phút/chuyến để đáp ứng nhu cầu hành khách.
Cơm rang dưa bò ngõ Tràng Tiền
Muôn người hạnh phúc chan hòa”